Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Arem
củi 檜
◎ Ss đối ứng: kuy4, (Mường khoi), kuy45 (Mường khên), kuỷ (Thà Vựng, Maleng), kurh (Rục), ku:c31 (tum) [Diffloth 1992: 127], kuh (Arem) [Ferlus 1991], kuj⁴ (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 203].
dt. cành khô dùng để làm chất đốt. (Trần tình 41.3)‖ (Tự thán 95.3)‖ Cành khô gấp bấy nay nên củi, hột chín phơi chừ rắp để bình. (Bảo kính 151.3, 151.6).
gió 𱢻 / 𫗄
◎ Tự dạng nôm cổ hơn : 𪬪, 𱳟 với cấu trúc { 个 + 愈} để ghi thuỷ âm kép *kj-. Ví dụ như: đi đỗ lệ tai *kgió < 動止怯風灾 (Phật Thuyết 12a7), *kgió thổi mặt trời đốt ← 風吹日曝 (Phật Thuyết 20a3). Đối ứng: kzo trong Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng [NN San 2003: 24], sɔ (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 223]. Kiểu tái lập: *kjɔ⁵ [TT Dương 2013b].
dt. phong. (Ngôn chí 14.6)‖ Mưa thu rưới ba đường cúc, gió xuân đưa một rãnh lan. (Ngôn chí 17.6)‖ (Mạn thuật 23.5, 26.4)‖ (Thuật hứng 51.5, 67.3)‖ (Tự thán 78.4, 79.7, 93.5, 95.4, 97.4, 98.3, 101.4)‖ (Bảo kính 172.2)‖ (Tích cảnh 211.2)‖ (Lão mai 215.6)‖ (Ba tiêu 236.4)‖ (Liên hoa 243.3)‖ (Nhạn trận 249.4).
la đá 羅𥒥
dt. âm cổ của đá khi tiếng Việt vẫn còn tồn tại từ cận song tiết lata, lưu tích của âm này hiện còn trong một số tiếng dân tộc ở Việt Nam: lata² (Mày- Rục), ate² (Arem), tata² (Mã Liềng), tata² (Sách) [NV Tài 1976: 64]. Trần xuân ngọc lan căn cứ vào những cứ liệu trên và cứ liệu tiếng Mường (la tá, hay lá tá) để phiên âm [1978: 41-42]. la đá, theo An Chi, là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ 石 mà âm Hán Việt hiện đại là thạch (= đá). la là một hình thái âm tiết hoá của yếu tố đầu tiên trong một tổ hợp phụ âm đầu cổ xưa, có thể là *r của chữ 石. Âm tiết này đã rụng đi vì sự tồn tại của tiền âm tiết không phù hợp với xu hướng đơn tiết hoá điển hình của tiếng Việt [An Chi 2006 t4: 296]. Tiếng Việt cổ từ thế kỷ XVII trở về trước vẫn còn từ này, như đã nêu. Lưu tích âm lata còn tồn tại trong tên vị thần đá là Lộ Đố Lộ Đá hiện đang được thờ ở một số địa phương như Tòng Củ (Hưng Yên) [ĐTB Tuyển 2001: 539-547], đây là biểu hiện của việc tín ngưỡng thờ đá đã bị hoà trộn với tín ngưỡng thờ các anh hùng và nhân vật lịch sử. Dấu người đi la đá mòn, đường hoa vướng vất trúc lòn. (Ngôn chí 21.1)‖ (Thuật hứng 54.1)‖ Chĩnh vàng chẳng tiếc danh thì tiếc, la đá hay mòn nghĩa chẳng mòn. (Tự thán 87.6). La đá tầng thang, đúc một hòn vẻn vẹn một hòn (Vịnh Hoa Yên tự )‖ Ơn nặng bằng núi đất, núi la đá. (Phật Thuyết 41b)‖ Vũ bạc thực mưa la đá (Tuệ Tĩnh- nam dược) ‖ Hoặc là nâng chưng dưới hòn la đá trong nơi chốn dưới núi ôc-tiêu (Tuệ Tĩnh- thiền tông 22b). x. đá.
trời 𠅜 / 𡗶
◎ Kiểu tái lập: *blời. Rhodes (1651): blời. An Nam dịch ngữ, trời < *plời, *blời. “bloi vel troi: convulsio cum magno fragore” [Morrone 1838: 201]. Sở dĩ tái lập cả dạng *pl và *bl vì tiền tố p- của tổ hợp PL cũng diễn biến như phụ âm đầu p-, nghĩa là p > b và PL > bl. Quá trình p > b đã kết thúc nhưng quá trình PL > bl hình như diễn ra chậm hơn vì đến giữa thế kỷ XVII, Rhodes còn nhắc đến plàn. [Vương Lộc 1997: 59]. So sánh với các đối ứng tlơy (Vân Mộng, Hạ Sữu, Thái Thịnh, Đông Tân, Ban Chanh, Thái Lai) và plơy (Mỹ Sơn, Úy Lô, Ban Ken), klơy (Suối Săng, Quy Mỹ, Thạch Bi), tlơy, klơy (nho quan) trong tiếng Mường và một số đối ứng trong các ngôn ngữ bảo thủ như plơy (Sách), prơy (Pọng), p’lơy (Mày, Rục), t’lơy (Arem), bri (Xa Khao), kre (Brou), bri (Khmú, Tênh), preah (Khmer), Gaston tái lập là *plời và *klời [1967: 52; xem TT Dương 201a].
dt. thiên công. Quân thân chưa báo lòng cánh cánh, tình phụ cơm trời áo cha. (Ngôn chí 8.8, 10.1, 14.8)‖ (Trần tình 38.7, 40.1, 45.8)‖ Trời phú tính, uốn nên hình, Ắt đã trừng trừng nẻo khuở sinh. (Tự thán 96.1)(Tự thán 85.8)‖ (Bảo kính 146.7, 175.1)‖ (Tích cảnh thi 209.2)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.1)‖ (Trúc thi 223.2)‖ (Mộc hoa 241.1)‖ (Trường an hoa 246.2)‖ (Lão hạc 248.7).