Poems of Hồ Xuân Hương : 哭𫯳爫𧆄 - Khóc chồng làm thuốc
哭𫯳爫𧆄 | Khóc chồng làm thuốc | 永永𦖻𦖑㗂哭之 傷𫯳𢧚沛哭絲絲 𠮾嗷妾𢖵味甘草 𨢟噔払喂味桂枝 石乳陳皮炒底吏 歸身蓮肉浸𠫾 刀求妾別𢭂埃𠰚 生寄払喂死則歸 | Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì Thương chồng nên phải khóc ti ti Ngọt ngào thiếp nhớ mùi cam thảo Cay đắng chàng ơi vị quế chi Thạch nhũ, trần bì sao để lại Quy thân, liên nhục tẩm mang đi Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ Sinh ký chàng ơi tử tắc qui. |
Ghi chú | |
Bài thơ này được xây dựng trên việc chơi chữ dựa vào tên các vị thuốc Bắc, một số trong chúng mang nhiều sự tưởng tượng rõ ràng nam tính (cam thảo và thanh quế, lạnh hơn: hạt trần bì); một số chi tiết nữ tính có lẽ là kém hiển nhiên, chẳng hạn như vỏ cam và nụ hồng. Người phụ nữ là thiếp, hay một loại hầu thiếp hạng thấp. Hồ Xuân Hương dường như khinh thị việc phóng đại quá mức về nỗi buồn tiếc của phụ nữ, gợi ý cô ấy chỉ thiếu sắc dục. Thạch-nhũ, một loại chè làm từ hoa hồng, có thể giữ một trò chơi chữ trong từ nguyên của nó “vú đá.” Cũng có việc chơi chữ trên thạch-nữ, “người phụ nữ bạo dạn.” Durand (L’Oeuvre…, trang 111) tìm thấy hai nghĩa trong trần-bì: ”vỏ cam“ những cũng là ”phụ nữ ở truồng.“ Dao cầu, được phát âm gần giống với giao/gieo cầu, quả bóng mà thanh nữ ném cho người cầu hôn trong trò tìm hiểu theo truyền thống (gợi ý quả phụ của chúng ta sẽ sớm tìm được bạn tình khác). Trong các dòng năm và sáu, chúng ta có sao và tẩm tại chữ thứ năm; đọc theo chiều đứng thì sẽ tạo ra sao tẩm, ”pha chế thuốc“ và--lấy tẩm theo nghĩa khác của ”lăng tẩm“--”sao lại khóc?“. Ký sinh là cây sống ăn bám được dùng làm thuốc, nhưng sinh ký nghĩa là, theo từng chữ, “sống vay mượn” và nói tới câu ngạn ngữ nhà Phật: sinh ký tử qui: sống vay, chết trả.” Tất cả các vị thuốc này hiện nay vẫn còn có bán trong các cửa hiệu thuốc bắc ở Hà Nội. |