Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry tai
tai 鰓 / 腮
◎ Nôm: 𦖻 Nguyên nghĩa là cái mang cá, lô cư cá vức bốn tai . CNNA, 四鰓鱸 tứ tai lư: cá lô có mang bành rộng, để hở vân mang đỏ tía, tựa như có bốn mang [Từ Hải: 913, 1544; Huệ Thiên 2004: 55]. Sách Tập Vậnvận hội ghi: “Tang tài thiết, âm tai, xương hai bên má cá.” (桑才切,𠀤音顋。魚頰中骨也). Tiếng Việt có từ mang tai (mang = tai) được hình thành từ lối giải âm. bạt tai: dùng bàn tay tát vào cả má tai. Tiếng Hán còn có một đồng nguyên tự nữa là tai 顋 cùng trỏ xương hai bên má, như cười ngoác mang tai. đầu cua tai nheo. Tng. âm PVM: *saj [VĐ Nghiệu 2011: 46]. Ss t’aj² (nguồn), t’aj² (Mường bi), saj⁴ (Chứt), kutu:r (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 235; 2005: 272]. Như vậy, tai là một từ Nam Á gốc Hán.
dt. bộ phận thính giác. (Ngôn chí 6.8)‖ Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp, cầu ai khen miễn lệ ai chê. (Thuật hứng 48.7, 57.8, 60.7)‖ (Tự thán 76.7, 84.6, 92.4)‖ (Bảo kính 165.8)‖ (Trừ tịch 194.6)‖ (Tích cảnh thi 201.1).
tai nàn 災難
dt. âm trại của tai nạn. Nén lấy hung hăng bề huyết khí, tai nàn chẳng phải, lại thung dung. (Tự giới 127.8).