Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry gẩm
gẩm 錦
◎ “Bahnar: găm, noir (ris) noir, moisi.” [Schneider 1987: 424]. Mô hình ghi âm của chữ Nôm: c(h). cẩm là âm Hán Việt, như trong từ thập cẩm, lại có âm Hán Việt Việt hoá là gấm. Dựa vào cứ liệu này, Gaston tái lập là k’həm, diễn biến: k’həm> hẩm [1967: 37]. Dựa vào đối ứng găm (đen) trong tiếng Bahnar, Schneider đọc là gẩm [1987: 425]. hẩm (nghĩa: cơm gạo vì để lâu quá nên bị mục ải, mất chất và có màu đen), có lẽ đồng nguyên với từ cẩm (đen) trong gạo cẩm, nếp cẩm. Rhodes ghi “hẩm, gạo hẩm: gạo đen mốc mốc. gạo hởm: cùng một nghĩa” [1994: 112]. Kiểu tái lập: *kʰham³> gẩm/ hẩm.
tt. (cơm gạo) bị mục ải, mất chất vì để lâu quá. Khách hiền nào quản quen cùng lạ, cơm đói nài chi gẩm miễn khê. (Bảo kính 141.4).