Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry Nhan Uyên
Nhan Uyên 顏淵
dt. <Nho> Nhan Hồi 顏回 (521 - 481 tcn), họ nhan, tên hồi, tự là Tử Uyên 子淵, nên cũng gọi là Nhan Uyên, là con của ông nhan do, người nước Lỗ. Nhan Hồi theo học với đức Khổng Tử, kém Khổng Tử 30 tuổi, thiên tư thông minh, nhanh nhẹn, hiếu học, chuộng lễ, làm việc gì cũng không lầm lỗi đến hai lần, nói điều gì cũng không cẩu thả, khi giận người nầy không giận lây người kia, đứng đầu khoa đức hạnh trong cửa Khổng. Khổng Tử thường khen rằng: ta có trò hồi, cho nên các học trò ngày càng thân với ta. Nhan Hồi nhà nghèo, ở trong ngõ hẹp, giỏ cơm bầu nước, nếu là người khác thì không chịu được mà lo buồn, Nhan Hồi thì tự nhiên vui vẻ, học đạo. Đức Khổng Tử khen là người hiền và có nhân. Năm Nhan Hồi 29 tuổi thì tóc đã bạc trắng. Đức Khổng Tử thường khen Nhan Hồi: hiền tai hồi dã! nhất đan tự, nhứt biều ẩm, tại lậu hang, nhân bất kham kỳ ưu, hồi giả, bất cải kỳ lạc! hiền tai hồi dã! (hiền vậy thay Nhan Hồi! một giỏ cơm, một bầu nước, ở chỗ ngõ hẹp, giá người khác ở vào cảnh ấy thì lo buồn không chịu được, thế mà Nhan Hồi không bao giờ đổi cái vui của mình. Hiền vậy thay Nhan Hồi!) Nhan Hồi mất lúc mới 31 tuổi. Đức Khổng Tử than rằng: - trời hại ta! trời hại ta! đời sau truy tặng Nhan Hồi là uyển quốc công, phối hưởng với Khổng Tử khi cúng tế và được tôn là phục thánh, một trong tứ thánh của nho giáo. Nhan Uyên nước chứa, bầu còn nguyệt, Đỗ Phủ thơ nên bút có thần. (Ngôn chí 12.5)‖ Lều tiện Nhan Uyên tìm tới đỗ, đường cùng Nguyễn Tịch khóc làm chi. (Thuật hứng 57.5)‖ Vũ truyền thiên hạ Nhan Uyên ngặt, đổi đất xong thì có khác nao. (Tự thuật 122.7).