Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry Bahnar
bát ngát 八歹
đgt. <từ cổ> lo nhớ mãi không thôi, “lo bát ngát: bị thúc bách bởi nhiều nỗi lo lắng” [Rhodes 1651 tb1994: 37] “áy náy, lo xa” [Paulus của 1895: 41], “u sầu, lo âu, nghĩ ngợi” [Génibrel 1898: 22, xem ý kiến khác của Huệ Thiên 2005: 425 - 431]. Giang san bát ngát kìa quê cũ, tùng cúc bù trì ấy của hằng. (Tự thán 77.5)‖ Bát ngát mặt ngừng chan giọt ngọc, dùng dằng chân ngại bước đường mây. (Hồng Đức QATT, b.34)‖ Cảnh li biệt nhiều phần bát ngát, mạch sầu tuôn ai tát cho vơi (lê ngọc hân - ai tư vãn c. 145).
gưởi tính 𠳚恠
◎ (sic) < 性. Phiên khác: cãi quấy: ngư ông ca ngợi cảnh sông nước, người đốn củi tán dương chốn núi rừng, hai bên cãi nhau không ai chịu ai (MQL 2001: 855). Xét, ngư tiều là hai người bạn của ẩn sĩ, nên khó có thể cãi nhau ở đây được. Nay theo TVG, BVN, Schneider, PL.
đgt. dịch chữ “ký tính tình” (寄性情). Gưởi tính ngư tiều hai đứa lẫn, của ai non nước khiến ta bàn. (Tự thán 95.7). Xưa các nhà Nho thường gửi tâm sự trong thơ ca mây nước. Hai câu này ý nói, ta thì hãy gửi tình gửi tính như ngư ông, tiều phu kia, để mình lẫn vào với nước non này, còn chuyện “non nước” chính sự của ai kia thì chẳng còn ai muốn ta bàn bạc nữa.
sày 師
◎ Nôm: 柴 Đọc âm HHV. AHV: sư. OCM *sri [Schuessler 2007: 461]. Bụt là thầy cả trong tam giới. 如來是三界大師 (Phật Thuyết 7a). Chữ Nôm 舍賴哿, đối dịch chữ đại sư; cả < đại; 舍賴 (xá lại) < 師, được tái lập là một âm có tổ hợp phụ âm đầu là sr-. [NT Cẩn 2008; NQ Hồng 2008: 135], và salaj⁶ [Shimizu Masaaki 2002: 769]. Nay theo thuyết của NT Cẩn. *sri là âm của chữ 師 vào quãng thế kỷ VI trở về trước, đến đời Đường mới đọc thành *si (sư). Nhưng dấu vết cổ của nó vẫn được bảo lưu trong tiếng Việt vào quãng thế kỷ XII qua sách Phật Thuyết. Chữ Nôm QATT và các văn bản nôm thường dùng sài 柴 để ghi thày. Rhodes đã ghi nhận thày chứng tỏ đến thế kỷ XVII quá trình sày > thầy đã hoàn tất. Thế kỷ XV- xvi có lẽ vẫn đọc là sày. An Nam dịch ngữ ghi: “僧人: 隨委”, được Vương Lộc tái lập là [suei uei], và giải nghĩa là người sư (sãi) [1997: 152], theo chúng tôi đây là ghi âm người sày (thày). Tày: sày, sấy [HTA 2003: 437 - 463].
dt. <Nho> tiên sư, người dạy học. (Mạn thuật 25.4)‖ (Tự thán 94.8)‖ (Bảo kính 167.5, 173.3).
dt. <Phật> thầy chùa. Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa sày, có thân chớ phải lợi danh vây. (Ngôn chí 11.1)‖ (Miêu 251.2).
dt. thầy thuốc, người chữa bệnh. Ai rặng túi sày chăng đủ thuốc, hay vườn đã có vị trường sinh. (Hoàng tinh 234.3).
trốn 遁
trốn là một từ gốc Hán, có AHVđộn (遁), âm HTC là *dun? (Baxter). Thế kỷ XVII, Rhodes ghi tlốn [1651, tb1994: 232], “blon lanh: perfecte” [Morrone 1838: 201]. Đối ứng tlôn (Thái Lai), klun (Ban Ken), klôn (Thạch Bi) trong tiếng Mường, Gaston tái lập thuỷ âm kép *kl- hoặc *tl- [1967: 56]. Quá trình Việt hoá được biểu diễn như sau: độn > tlốn > trốnđộn > tlộn > trộn / lộn. “blon… blon len: grandescere. Noi choi blon tieng: loquere altâ voce” [Morrone 1838: 201]. Kiểu tái lập: *tlon⁵ [TT Dương 2012c].
đgt. lánh đi mất. Con đòi trốn, dường ai quyến, bà ngựa gày, thiếu kẻ chăn. (Thủ vĩ ngâm 1.3).
câu 句 / 勾
AHV: cú, cố.
dt. đơn vị cơ bản của lời nói, diễn đạt một thông tin lọn nghĩa, câu đọc theo âm Việt hoá của , lưu tích còn trong từ câu cú (câu = cú). (Ngôn chí 3.4)‖ Trong khi hứng động bề đêm tuyết, Ngâm được câu thần dắng dắng ca. (Ngôn chí 4.8, 5.5)‖ (Mạn thuật 23.5)‖ (Trần tình 43.2)‖ (Thuật hứng 58.6, 61.2)‖ (Tự thán 75.5, 76.7, 81.4, 84.3)‖ (Bảo kính 132.3, 160.8, 166.7, 178.3)‖ (Huấn nam tử 192.7)‖ (Thủy thiên 213.6).