Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry Arem
cụm 㯲 / 𦽔
Phb. khóm.
dt. <từ cổ> bụi, tập hợp các tán lá [NH Vĩ 2010: 654-656], “cụm: chòm cây” [Paulus của 1895: 203]. Từ thế kỷ XVII trở về trước phân biệt với khóm (lượng từ trỏ ruộng đất), nhưng hoà nhập với khóm từ cuối thế kỷ XIX về sau: “khóm n. khúm, một chòm nhỏ” [Paulus của 1895: 203]. Cụm hoa. (Ngôn chí 18.6)‖ Cụm trúc. (Tức sự 126.1)‖ Cụm hoàng tinh. (Hoàng tinh 234.1).
dt. <từ cổ> chòm, tập hợp các cả thể trong không gian rộng. “cụm rừng: chòm rừng” [Paulus của 1895: 203]. “bình thường có thể giải thích cụm là một nhóm nhỏ các mái là lúp xúp ở cuối làng. Nhưng không hẳn đã ấn định được như vậy. Có thể là các đụn rơm rạ, các đống củi, các bụi cây xum xúp, thậm chí có thể các cụm rạ trên mảnh ruộng cuối làng” [NH Vĩ 2010: 655]. Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi, hàu chất so le cụm cuối làng. (Ngôn chí 9.6)
đgt. <từ cổ> trồng cây thành cụm, mọc thành cụm. Cây cụm chồi cành chim kết tổ, ao quang mấu ấu cá nên bầy. (Ngôn chí 11.5). “về đối thơ, cụm hoàn toàn có thể đối được với quang ở câu sau khi hai thực từ này đều chỉ trạng thái cảnh vật… cụm chồi cành là trạng thái sinh trưởng của cây, cũng như quang mấu ấu là trạng thái hiện thực của ao. Đôi phát ngôn trên được dựng theo kết cấu đề - thuyết. Nhưng đằng sau nó là có bàn tay của thi sĩ ẩn cư. Chăm cây để dọn tổ cho chim về, làm cỏ ao để cho cá lội. Đó là cảnh giới cao nhất của đời sống ẩn sĩ. Đời sống vật chất và tinh thần đã nhất thể hoá làm một” [NH Vĩ 2010: 657]. Phiên khác: cớm (TVG, MQL, NQH, NTN, VVH). Rậm (BVN 1991), rợp (ĐDA).
già 𫅷
◎ {trà 茶+ lão 老}. Chữ Nôm luôn dùng 茶 để ghi âm. Ss đối ứng jà, già [Rhodes 1651 tb1994], “lão nhân: người trà”, (老人酢委) [Hoa Di Dịch Ngữ thế kỷ XVI: c. 414], ksà (tiếng Mường: la gián, Vân Mộng), sã, tsã (thu pháp), sa (nguồn), cha (Mon), chăs (Khmer) [Gaston 1967: 141], kʼa (20 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 222]. Kiểu tái lập: *kca². Xét, “già” (với *kc-) chuẩn đối với “trẻ” (*tl-), “gặp” (*?g-), “cũ” (*kl-), “vụng” (*tb-), “dấu” (*kd-).
tt. trái với trẻ. Quân tử hãy lăm bền chí cũ, chẳng âu ngặt chẳng âu già. (Ngôn chí 18.8)‖ (Thuật hứng 53.6, 54.6, 61.1)‖ (Tự thán 78.6, 80.2, 86.2, 94.4, 98.6, 104.5, 110.7)‖ (Tự thuật 114.1, 115.2)‖ (Bảo kính 163.4, 180.1, 182.5, 182.8, 185.5)‖ (Giới sắc 190.1)‖ (Mai 214.5).
tt. <từ cổ> lâu, thường đứng trước động từ làm trạng ngữ. Già chơi dầu có của no dùng, chén rượu câu thơ ấy hứng nồng. (Thuật hứng 61.1)‖ Lâm tuyền ai rặng già làm khách, tài đống lương cao ắt cả dùng. (Tùng 218.3).
tt. lâu, kỹ. Già trui thép cho nên mẻ, bể nồi hương bởi ngã bàn. (Bảo kính 185.5). Nay chuyển sang làm tính từ trong cụm thép già >< thép non.
kịp 及
AHV: cập
đgt. <từ cổ> gặp lúc, gặp khi, gặp phen, đến khi. Trùng dương mấy phút khách thiên nha, kịp phen này được đỗ nhà. (Quy Côn Sơn 189.2)‖ x. gặp
tt. tới, bằng, trong phen kịp (sánh bằng). Giàu chẳng kịp, khó còn bằng, danh lợi lòng đà ắt dưng dưng. (Tự thán 77.1)‖ Nghiệp Tiêu Hà làm khá kịp, xưa nay cũng một sử xanh truyền. (Bảo kính 183.7).. x. phen kịp (Bảo kính 180.7)‖ (Cúc 217.5)
trọng 重
◎ Thiết âm: trụng.
đgt. trái với khinh. Người tham phú quý người hằng trọng, ta được thanh nhàn ta sá yêu (Mạn thuật 24.3)‖ (Tự thán 99.7)‖ (Bảo kính 145.3)‖ (Giới sắc 190.2)‖ (Mai thi 225.2).