Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry trật
trật 失
◎ Nôm: 秩 / 栗 Các nhà phiên chú trước nay đều mặc nhiên phiên là mất. Nhưng tr- và m- chưa thấy mối liên hệ về âm trong lịch sử. Sách Phật Thuyết: áng nạ lòng thực dấu, tủi xót chăng trật sự no. (cha mẹ tình thành thực, thương yêu chẳng lúc nào thôi) < 父母情誠厚,憐憫無時 (tr.13b1), chữ trật đối dịch từ chữ thất 失 (mất), nguyờn bản nôm trật được ghi bằng hai chữ 坡栗 (pha lật) được tái lập là blạt [HT Ngọ 1999: 107; Shimizu Masaaki 2002: 767; NQ Hồng 2008: 134]. QATT chữ trật được một lần ghi là 栗 lật ở vị trí 202.1, Trần Văn Giáp và ĐDA cải chính, và đề xuất phiên lật với nghĩa là “trật, lỡ” [ĐDA: 823]. Từ pha lật 坡栗 trong Phật Thuyết đến lật 栗 trong QATT, đã xảy ra quá trình từ “chữ kép” (loại e1) chuyển sang “chữ đơn” (loại c). Quá trình biến đổi ngữ âm từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII có thể hình dung như sau: blạt > trật. Tương ứng như các trường hợp *blời > trời, *blả > trả, *blái> trái, *blọn > trọn, *blai > trai, *blở > trở [Shimizu Masaaki 2002: 767]. Như thế chữ Nôm trật 秩 trong văn bản dương bá cung là chữ Nôm của thế kỷ XVIII trở về sau. Diễn biến chữ (thế kỷ XII) > 栗 (thế kỷ XV) > 秩 (thế kỷ XVIII >). Chữ trật với nghĩa là “thua, lỡ, hỏng, trái với được” xuất hiện tám lần trong QATT, trong khi mất chỉ xuất hiện ba lần. Sự khu biệt nghĩa cũng khá rõ ràng: mất là một từ trỏ “chết, dứt, đứt đoạn”, vốn có nguyên từ là một 歿 (x. mất), Ss hoặc nhân nhớ con, gầy biến chết mất 或因緣子衰變死亡 (Phật Thuyết 20b1), han hỏi đi lại từ chưng ấy ắng mất 參問起居從茲斷絕 (Phật Thuyết 21a3). Còn trật thường là trái nghĩa với được, và luôn đi đôi với được trong QATT. Song ở đôi chỗ phảng phất có sự xâm lấn lẫn nhau, đây chính là giai đoạn trù bị để cho mất thay thế trật từ thế kỷ XVII trở về sau, còn trật lại chuyển sang nghĩa “sai đi, chệch đi” như Rhodes ghi nhận [1651 tb1994: 40, 147]. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đắc >< thất, được >< trật, là hai cặp điệp thức có cùng nguyên từ là 得 >< 失 . 得 đắc / được là chuỗi liên hệ đã được làm rõ từ lâu. Còn 失 thất/ trật ít nhiều có thể thấy lưu tích qua thanh phù của chữ Nôm trật 秩 (trật tự, phẩm trật), trật 跌 (Trượt, trật trưỡng), trật 袠 / 帙 (túi sách). Kiểu tái lập *plat⁶. [TT Dương 2012c].
đgt. <từ cổ> mất. Lấy đâu xuất xử lọn hai bề, được thú làm quan trật thú quê. (Tự thán 109.2)‖ (Tự thuật 121.2)‖ (Bảo kính 161.4, 176.6, 182.2, 184.6)‖ (Giới sắc 190.3)‖ (Tích cảnh 202.1).