Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry lỗi
lỗi 纇
◎ Nôm: 磊 lỗi nghĩa gốc là mấu tơ, đốt tơ chỗ sợi tơ bị thắt nút, khiến sợi tơ ấy không dùng được nữa, lưu tích hiện còn trong từ rối của tiếng Việt. Sách Thuyết Văn ghi: “Lỗi: là cái đốt của sợi tơ.” (纇, 絲節也). Sách Thông Tục Văn ghi: “Tơ mà nhiều đốt thì gọi là lỗi.” (多節曰纇 đa tiết viết lỗi). Lại có câu “Như ngọc có vết, như tơ có lỗi.” (如玉之有瑕,絲之有纇 như ngọc chi hữu hà, ti chi hữu lỗi). Sau lỗi trỏ tì vết khuyết điểm của các sự vật nói chung, ví dụ: la ẩn  trong Sàm thư  phần Tạp thuyết có câu rằng: “Ngọc khuê ngọc bích, dù tì vết nhỏ li ti, người ta tất cũng nhìn ra.” (然珪璧者,雖絲粟玷纇, 人必見之 nhiên khuê bích giả, tuy ti túc điếm lỗi, nhân tất kiến chi). Sau cùng, lỗi 纇 trỏ nghĩa: sai, thực hiện không đúng.
tt. <từ cổ> không đúng, không theo chính đạo. Đạo quân thân nhẫn dầu ai lỗi, hổ xanh xanh ở trốc đầu. (Bảo kính 159.7). Lỗi còn có âm THVrối.
tt. <từ cổ> nhầm, lầm, lưu tích còn trong lỗi lầm. Lỗi hoà đàn, tinh Bắc Đẩu, lang một điểm, thuỵ Liêu Đông. (Trư 252.3).
lỗi thác 纇錯
◎ Nôm: 磊托 / 磊錯
tt. HVVT <từ cổ> sai nhầm. Chữ lỗi 纇 vào tiếng Việt khá sâu, nên người bản ngữ coi như một từ thuần Việt, sau đó lại dùng nó để giải nghĩa cho từ cận nghĩa gốc Hán khác là thác. thác 錯 nghĩa gốc là các vết khắc tạp loạn trên ngọc trên đá. Kinh Thư thiên Vũ cống có câu: 厥賦惟上上錯 quyết phú duy Thượng Thượng thác, lời truyện chua rằng: 錯 thác là 雜出 tạp xuất (xuất hiện hỗn loạn), lời sớ viết rằng: “giao thác là mang nghĩa ‘tạp nham’, bởi vốn tháctạp, là loạn.” (交錯是閒雜之義,故錯爲雜也,又亂也). Tiếng Hán không có từ kép lỗi thác. Lỗi thác sá toan nơi ủy khúc, hoà hưu thì khiến nõ tù mù (Bảo kính 152.5)‖ Ân tây là ấy yêu dường chúa, lỗi thác vì nơi luỵ bởi danh. (Bảo kính 158.6)‖ Làm người biết máy, khôn sao, lỗi thác ai vì mỗ chút nào. (Bảo kính 167.2). x. thác, x. lỗi.