Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry dợ
dợ 𬘂
◎ (thanh phù dự).
dt. <từ cổ> dây, lưu tích trong từ dây dợ, dây nhợ. “nhợ: chỉ gai xe nhỏ, người ta hay dùng mà chằm lưới. Nhợ gai: nhợ bằng vỏ gai. Đánh nhợ, xe nhợ: làm ra dây nhợ. Nói có dây có nhợ: nói dai quá, nói như đánh dây” [Paulus của 1895: 748]. đầu dây mối dợ (Tng.). Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3). Sách Thượng Thư có ghi bài Ngũ tử chi ca rằng: “vua cha ta dạy, dân khá gần, chớ coi nhẹ, dân là gốc nước. Ta thấy ngu phu ngu phụ trong thiên hạ thảy đều hơn ta, nhỡ có ai đôi ba lần thiệt thòi, thì há cái lầm lỡ ấy có được làm sáng rõ ra chăng? ta nay đến với muôn dân, phải răn dè như giong sáu ngựa bằng sợi cương mục nát. Làm vua sao có thể không cẩn thận cho được!” (皇祖有訓,民可近,不可下,民惟邦本,本固邦寧。予視天下愚夫愚婦一能勝予,一人三失,怨豈在明,不見是圖。予臨兆民,懍乎若朽索之馭六馬,為人上者,奈何不敬). Dợ nọ có dùi nào có đứt, cây kia toan đắn lại toan đo. (Bảo kính 176.3), từ câu tục ngữ: già néo đứt dây. nhợ.