Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry
bậc 匐
◎ Ss đối ứng: bắc (Tày) [HTA 2003: 32].
dt. <từ cổ> cấp độ. Dường ấy của no cho bậc nữa, hôm dao đáo để cố công mang. (Tự thuật 117.7).
chen chân 旃眞
đgt. kéo đến rất đông. Đắc thì thân thích chen chân đến, thất sở láng giềng ngảnh mặt đi. (Thuật hứng 57.3).
chuốc 酌
◎ Nôm: 祝 Đọc âm hv. AHV: chước.
đgt. rót rượu mời. Chén chăng lọ chuốc rượu la phù, khách đến ngâm chơi, miễn có câu. (Trần tình 43.1).
chén tử hà 盞紫霞
◎ Nôm: 𱔩紫霞
dt. loại chén quý có màu tía (tử) như ráng mây (). Ngon mùi đạo phiến hoàng quyển, rửa lòng sầu chén tử hà. (Tự thuật 114.6).
chỉn 只
◎ Nôm: 㐱 / 軫 AHV: chỉ. Vận hội tiểu bổ do Phương Nhật Thăng nhà Minh ghi: “只: chương nhẫn thiết, âm chẩn” (只章忍切,音軫).
p. <từ cổ> chỉ có. Say rượu, no cơm cùng ấm áo, trên đời chỉn ấy khách là tiên. (Bảo kính 186.8)‖ (Đào hoa thi 230.3).
p. HVVD <từ cổ> vẫn, chỉ một mực. Còn miệng tựa bình đà chỉn giữ, có lòng bằng trúc mỗ nên hư. (Mạn thuật 34.3).
p. HVVD <từ cổ> nên. Dịch chữ tu 須, thiết 切 (nên). vốn không tướng nam nữ, nào chỉn ra chấp tướng < 本無女何須著相 [Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 25b3], ấy đều lấy những sự đã nghiệm mà nghĩ xem chưng nhân nào, trong mình ta chỉn mựa ra chưng lòng tuyết bỏ < 此皆以驗而因由,切莫自生於退屈 [Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 24b5]. Chỉn sá lui mà thủ phận, lại tu thân khác, mặc “thi thư”. (Mạn thuật 34.7)‖ (Tự thán 100.1)‖ (Tự thuật 115.3).
chịu 受
◎ Nôm: 𠺥 / 召 chịu là âm THV của thụ. Tày: chiệu, chịu [HTA 2003: 76, 78]. Mối quan hệ tʰ ~ c-, xin xem chiền, chợ, chua.
đgt. <từ cổ> phải gánh vác việc gì. Kim Cốc phong lưu nỡ để hoang, hôm mai uổng chịu nhọc toan đang. (Thuật hứng 55.2)‖ Ăn lộc nhà quan chịu việc quan, chớ tham tiểu lợi phải gian nan. (Bảo kính 144.1)‖ Bạn tác dể duôi đà phải chịu, anh em trách lóc ấy khôn từ. (Bảo kính 180.5).
đgt. nhẫn mình ở trong tình trạng không tốt. (Thuật hứng 68.2)‖ (Tự thán 82.6)‖ Vũ Tử lui tuy chịu dại, Bá Di lánh mới nên thanh. (Bảo kính 166.5).
đgt. phải công nhận là. Ở thế thì cho ta những thiệt, khoe mình khá chịu miệng rằng lành. (Tự thuật 113.6).
đgt. <từ cổ> nhận. Đâu đâu cũng chịu lệnh đông quân, nào chốn nào chẳng gió xuân. (Tích cảnh thi 211.1).
cười 唭
◎ Ss đối ứng kɯəj (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 204], khua, tả [HV Ma 1984: 128].
đgt. các cử động cơ trên miệng, má và mắt biểu thị vui mừng. Chẳng hay rắp rắp đã bốn mươi, ngày tháng bằng thoi một phút cười. (Ngôn chí 22.2)‖ (Bảo kính 138.2)‖ (Đào hoa thi 227.2)
đgt. tỏ ý chế giễu người khác bằng cách cười. (Tự thán 90.1)‖ Khong khảy kẻ cười cùng kẻ thốt, khó khăn người dể miễn người duôi. (Tự thán 106.5)‖ (Tức sự 124.7)‖ (Bảo kính 141.7)‖ (Tích cảnh thi 202.3, 204.3)‖ (Mai 214.7)‖ (Mộc hoa 241.4)‖ (Lão hạc 248.8).
cưỡng 強
đgt. cố tình làm trái. Thế gian đường hiểm há chăng hay, cưỡng còn đi ấy thác vay. (Tự thuật 112.2). gượng.
cạnh 競
◎ Tục tự: 𧡟
đgt. tranh, cạnh còn có âm HHVganh. Lợi tham hết lấy nhiều thì cạnh, nghĩa phải đam cho ít chẳng phường. (Bảo kính 128.3). x. tranh cạnh.
cố công 固功
đgt. HVVT gắng sức. Dường ấy của no cho bậc nữa, hôm dao đáo để cố công mang. (Tự thuật 117.8).
cốt nhục 骨肉
dt. xương thịt, trỏ mối quan hệ huyết thống. Văn Vương thế tử ghi: “Tình thân cốt nhục chớ có đoạn tuyệt.” (骨肉之親無絕也). Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền, cành bắc cành nam một cội nên. (Bảo kính 142.1).
danh lợi 名利
AHV: danh lị. lị đọc lợi, do kỵ huý vua lê lợi.
dt. danh tiếng và tài lợi. (Trần tình 41.6)‖ (Tự thán 77.2)‖ Chông gai nhẻ đường danh lợi, mặn lạt no mùi thế tình. (Tự thán 80.3)‖ (Bảo kính 160.8).
diếp 𱢯 / 𣋑
◎ Phiên khác: dịp: ngày trước, hồi trước (TVG, VVK). Nay theo Kiều Thu Hoạch (chuyển dẫn ĐDA 1974: 743).
dt. <từ cổ> đã qua, (thời) trước, (thuở) xưa, trái với rày (nay). 昨日 tạc nhật: ngày diếp (An Nam dịch ngữ- thì lệnh môn). Phng. miền Trung: “bữa diếp: hôm kia” [Alves 2012: 9]. Diếp huyện hoa còn quyến khách, rày biên tuyết đã nên ông. (Thuật hứng 62.3)‖ Diếp còn theo tiên gác phượng, rày đà kết bạn sa âu. (Bảo kính 162.3)‖ Diếp trúc còn khoe tiết cứng, rày liễu đã rủ tơ mềm. (Tích cảnh thi 200.1). Lưu tích còn trong một số từ của thế kỷ XVIII, XIX như “hôm diếp: prateria dies. bữa diếp: id.” [Taberd 1838: 109]‖ Băn khoăn bữa diếp sự hoang đàng (trịnh hoài đức - thơ đi ).
doanh 營
◎ âm phiên thiết: duynh.
dt. trại đóng quân, dinh quan. Nội hoa táp táp vây đòi hỏi, doanh liễu khoan khoan kháo lữa lần. (Điệp trận 250.4). dinh.
dạ 夜
dt. đêm. Khách lạ đến ngàn hoa chửa rụng, câu mầu ngâm dạ nguyệt càng cao. (Thuật hứng 52.4). Có hai cách ngắt câu: 3/4 và 4/3. Nhịp 3/4 hiểu dạ là đêm. Nhịp 4/3 hiểu coi dạ là lòng, và ngắt nhịp thơ rằng: khách lạ đến ngàn / hoa chửa rụng, câu mầu ngâm dạ / nguyệt càng cao.
dầu 由
◎ Nôm: 油
đt. <từ cổ> như vậy. Con cờ khảy, rượu đầy bầu, đòi nước non chơi quản dầu. (Trần tình 41.2) ‖ (Bảo kính 154.8, 159.2) “cũng dầu: cũng như vậy,… Phận dầu dầu vậy cũng dầu kiều” [Paulus của 1895: 227]
dầu chưng 油蒸
đgt. <từ cổ> dịch chữ tuỳ ư 隨於 (tuỳ ở). Ai ai đều có hai con mắt, xanh bạc dầu chưng mặt chúng ngươi. (Tự thuật 120.8).
dầu lòng 油𢚸
đgt. <từ cổ> tuỳ lòng, tuỳ ý [Rhodes 1651 tb1994: 73], “mặc ý, mặc thích” [Paulus của 1895: 227]. (Thuật hứng 64.2)‖ Chàu những của tự nhiên ấy, khỏng khảnh dầu lòng ở đất nghiêu. (Tự thán 105.8).
dẹp 枼
◎ Phiên khác: đẹp: êm đẹp, chu đáo, cả câu ý nói công việc ngày thường chưa tính toán được êm đẹp chu đáo (TVG, BVN, Schneider, VVK, PL). PL dẫn Paulus của 1895: “đẹp: ưng ý”, và diễn nghĩa: “mọi toan tính từ trước đến nay đều chưa được ưng ý” (2012: 146).
đgt. bỏ sang một bên. Chước toan chưa dẹp nẻo bình sinh, đến khuở già lại trách mình. (Tự thán 86.1). Ý câu này nói, cả đời không dẹp bỏ được những toan tính, cho nên bây giờ về già mình lại tự trách mình. Cây trúc kia chẳng ưa tấm lòng bạc bẽo của khách, [nhìn] cây mai già ta hãy học lấy cái tính thanh cao. Nói về chuyện công danh thì ta đã quay về cung đường “vô sự”, vả lại trong chốn giang san non nước này còn nhiều chỗ hữu tình để ta đi. Thì đây, ta còn có những vật tiêu sầu, ấy là thơ và rượu.
dỏi 唯 / 准
đgt. <từ cổ> vang, kêu. “dỏi: một mình ít dùng” [Paulus của 1895: 240], lưu tích còn trong dắng dỏi. Nguyệt mọc đầu non kình dỏi tiếng, khói tan mặt nước thẩn không lầu. (Ngôn chí 19.3)‖ (Thuật hứng 60.7)‖ (Tức sự 123.8).
dỗ 諭
◎ Nôm: 𠴗 AHV: dụ .
đgt. nhủ, khuyên nhủ. Làm người thì chử đạo Trung Dung, khắn khắn răn dỗ thửa lòng. (Tự giới 127.2). răn dỗ dịch chữ huấn dụ 訓諭.
dừng ngăn 停垠
◎ Nôm: 亭垠
đgt. HVVT <từ cổ> ngăn cách. Vườn quạnh dầu chim kêu hót, cõi trần có trúc dừng ngăn. (Tự thán 110.6).
giàu 𢀭
tt. giàu có. x. chàu.
gày 𤷍
◎ Kiểu tái lập: *?gaj² (*a- gày). ở vị trí 1.4, ngữ tố này chuẩn đối với “trốn”, cả hai có thể đều được song tiết hoá thành “*a- gày” và “*tơ- rốn”. ở vị trí 15.2 thì câu thơ đã đủ bảy chữ. Chứng tỏ giai đoạn thế kỷ XV, đã có song thức ngữ âm. Thế kỷ XII, ngữ tố này được ghi bằng chữ Nôm e1 阿計 [Phật Thuyết: 21a9; xem HT Ngọ 1999: 58, 61, 111, 114, 115; Shimizu Masaaki 2002: 768].
tt. trái với béo. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ Bề sáu mươi dư tám chín thu, lưng gày da sảy, tướng lù cù. (Ngôn chí 15.2).
gánh 扛
◎ Nôm: 梗 âm phiên thiết: giang, AHV: công, ABK: káng. gồng trong gồng gánh, ghính, cáng trong cáng đáng, công trong công kênh. Âm HTC: *kruŋ (Lý Phương Quế), *kroŋ (Baxter). Kiểu tái lập ở thế kỷ XV: ?gaɲ⁵ (*a-gánh), có khả năng được song tiết hoá thành *a- gánh, chuẩn đối với *cơ- lui (*klui¹). Về *?g- xin xem HT Ngọ (1999: 58, 61, 111, 114, 115), Shimizu Masaaki (2002: 768). Ss đối ứng tam, dam (21 thổ ngữ), tliəŋ (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 220]. Như vậy, “gánh” gốc Hán, “đem”/ “đam” gốc Việt-Mường. Hình thái có tl- có khả năng gốc Nam Á.
đgt. đảm đương. Gánh, khôn đương quyền tướng phủ; lui, ngõ được đất Nho thần. (Trần tình 37.3).
khoai 魁
◎ Nôm: 芌 AHV: khôi. Ss đối ứng kʼwaj (26 thổ ngữ Mường), ku⁴ law², ku⁴ poŋ³ (1 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 231].
dt. chuyên trỏ cho các loại khoai nói chung, nhưng thường là trỏ khoai lang. “vu 芋 tục gọi là khoai, củ to là khôi 魁, tục gọi là khoai nạ, củ nhỏ là nãi 奶 tục gọi là nàng ả, nàng hai. củ nãi bám trên dưới bốn bên củ khôi, lớn nhỏ như những cái vú nên mới gọi là nãi.”[Phạm Đình Hổ 1998: 113]. Xét, “khoai” là từ gốc Việt, nhưng đã được dịch sang tiếng Hán. “cây khoai lang: vốn xuất xứ ở châu mỹ, được truyền sang vùng đông Nam Á vào thế kỷ XVI. Khoảng niên hiệu Vạn Lịch (1573 - 1620) đời Minh, ông trần ích, người quảng đông đem giống cây khoai lang từ Việt Nam tới và ông trần chấn long, người phúc kiến đem giống khoai lang từ phi-líp-pin về, sau đó cây khoai lang được trồng rộng rãi ở vùng quảng đông, phúc kiến.” [mẫn thông điện 1989: 178, chuyển dẫn đàm chí từ 2004]. Như vậy, “魁” là một từ Việt Hán. Ngày tháng kê khoai những sản hằng, tường đào ngõ mận ngại thung thăng. (Mạn thuật 23.1).
khô khan 枯乾
◎ Nôm: 枯刊 AHV: khô hạn. Khan: dùng ʂ- ghi kʰ-, là một cách ghi chứng tỏ mối liên hệ giữa hai âm này.
tt. <từ cổ> khô, không có nước, khô khan= khô hạn, hạn đọc khan, là do đồng hoá ngược về thanh. “kho khan: siccus, a, um. An no kho khan: victus frugalis” [Morrone 1838: 263]. Nằm có chiếu chăn cho ấm áp, ăn thì canh cá chớ khô khan. (Bảo kính 134.6).
khúc 曲
dt. đoạn (được xác định bằng một đoạn uốn cong). Dương tràng đường hiểm khúc co que, quê chợ bao nhiêu khách đẩy xe. (Tự thán 73.1)‖ (Tự thuật 117.1)‖ (Bảo kính 154.3).
dt. đoạn nhạc, đoạn thơ. Ai rặng mai hoa thanh hết tấc, lại chăng được chép khúc “ly tao”. (Thuật hứng 47.8, 65.4)‖ (Tự thán 96.6).
Khổng môn 孔門
dt. <Nho> cửa Khổng. Chớ còn chẳng chẳng, chớ quyền quyền, lòng hãy cho bền đạo Khổng môn. (Tự thán 111.2).
kép 夾
◎ Nôm: 甲 AHV: giáp
tt. có hai lớp, trái với đơn, như: Giáp y (夾衣) Áo kép kéo đi càng dài (CNNA 19). Đông hiềm giá lạnh chằm mền kép, hạ lệ mồ hôi kết áo đơn. (Bảo kính 134.3).
lành 令
◎ Nôm: 冷 AHV: lịnh, lệnh. Nghĩa gốc là “đẹp” trỏ nhan sắc, dịch chữ lệnh sắc (Luận Ngữ).
tt. đẹp (thời gian, thời tiết), như lệnh nhật (ngày lành), lệnh nguyệt, lệnh niên, lệnh thời. Ngày khác hay đâu còn việc khác, tiết lành mựa nỡ để cho qua. (Quy Côn Sơn 189.8)‖ Tiếc thiếu niên qua trật hẹn lành, hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình. (Tích cảnh thi 202.1)‖ Hoa nguyệt đôn dùng mấy phút lành. (Tích cảnh 207.4).
tt. tốt tươi (cây cối). Mống lành nẩy nẩy bãi hoè trồng, một phút xuân qua một phút trông. (Hoè 244.1).
tt. tốt, hay. Đất dư dưỡng được khóm hoàng tinh, cấu phương lành để dưỡng mình. (Hoàng tinh 234.2).
tt. (đạo đức) tốt. Trần trần mựa cậy những ta lành, phúc hoạ tình cờ xảy chửa đành. (Bảo kính 136.1, 177.8).
tt. ngon. Bánh lành trong lá ghe người thấy. (Bảo kính 172.3).
tt. <kính>, thường dùng tỏ ý tôn kính, trang trọng như lệnh huynh, lệnh nữ, lệnh đức trong hán văn. Vàng bạc nhà chăng có mỗ phân, lành thay cơm cám được no ăn. (Trần tình 38.2)‖ Bà ngựa dầu lành. (Tự thuật 114.3)‖ Ngọc lành. (Tự thuật 116.3).
tt. dịch chữ thiện 善. Ở thế đấng nào là của trọng, vui chẳng đã đạo làm lành. (Tự thán 99.8, 111.4)‖ (Tự thuật 113.6).
tt. trái với dữ, ác. Sự thế dữ lành ai hỏi đến, bảo rằng ông đã điếc hai tai (Ngôn chí 6.7)‖ (Thuật hứng 48.7, 69.2)‖ (Tự thán 92.5)‖ (Bảo kính 147.1, 147.5).
lòng 腸
◎ Nôm: 𢚸 AHV: tràng, trường (ruột, lõi, nhân bên trong). tròng = lòng, lòng trắng, tròng mắt, áp tròng. “tlão tlứng: lòng trắng trứng” [Rhodes 1651 tb1994: 231]. Xem thêm [Huệ Thiên: 415]. *tlaòng >rụng tiền tố [t-] >lòng, *tlaòng > hoà đúc > tròng. tlaòng là âm HHVH của giai đoạn xvii trở về trước. lòng được ghi bằng 車𱸢, kiểu tái lập *klaòng, ngữ cảnh: lòng nết chăng hay tối mò chăng lo áng nạ có ơn đức cả < 心行昆蒙不思爺娘有大恩德 (Phật Thuyết 17a). Trong khi đó, 腸 có âm HTC đọc *drjang (Lý Phương Quế), *l’ang (Trịnh Trương Thượng Phương), *g-ljaŋ (Baxter). Kiểu tái lập: *klɔŋ². [TT Dương 2012c].
dt. tâm. Dễ hay ruột bể sâu cạn, khôn biết lòng người vắn dài. (Ngôn chí 6.6)‖ (Ngôn chí 7.6, 8.7, 10.3, 11.1, 11.7, 12.1, 19.7, 22.8)‖ (Mạn thuật 23.4, 26.8, 30.6, 32.5, 34.4, 34.6)‖ (Trần tình 39.8, 43.3, 49.5)‖ (Thuật hứng 50.7, 58.6, 59.2, 60.3, 63.5, 64.2, 68.7, 69.7, 70.5)‖ (Tự thán 74.5, 77.2, 79.4, 83.1, 86.3, 93.7, 96.5, 97.7, 100.7, 105.8, 106.3, 108.4, 109.5, lòng thắm: dịch chữ đan tâm‖ 110.8, 111.2)‖ (Tự thuật 112.5, 114.6, 115.6, 117.6, 118.4, 121.6)‖ (Tức sự 123.5, 125.7) lòng thường: dịch chữ hằng tâm‖ (Tự giới 127.2)‖ (Bảo kính 128.6, 135.5, 137.5, 138.1, 138.7, 140.5, 141.6, 143.1, 144.4, 145.8), lòng tây: dịch chữ tư tâm‖ (Bảo kính 146.3, 147.5, 156.5, 161.7, 165.3, 167.6, 169.8, 173.8, 178.2, 179.8)‖ Quân tử, thánh hiền lòng tựa nước, càng già càng ngẫm của bùi ngon. (Bảo kính 182.7) dịch câu đạm nhược thuỷ‖ (Bảo kính 184.6, 187.5, 187.7, 188.5)‖ (Vãn xuân 195.6)‖ (Hạ cảnh tuyệt cú 197.4)‖ (Tích cảnh thi 201.2, 206.3, 208.4, 209.2, 210.2)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.5)‖ (hoa mẫu 233.3)‖ (Mộc cận 237.2)‖ (Cam đường 245.4)‖ (Thái cầu 253.2, 253.4, 253.6)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.3).
dt. đáy, phần phía dưới. Quét trúc bước qua lòng suối, thưởng mai về đạp bóng trăng. (Ngôn chí 16.3).
lưng 𦝄
◎ Ss đối ứng lɣŋ (4 thổ ngữ), lɯŋ (18 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 236].
dt. cái lưng. (Ngôn chí 15.2)‖ Con mắt hoà xanh đầu dễ bạc; lưng khôn uốn lộc nên từ. (Mạn thuật 36.6), lấy ý từ câu nói của Đào Tiềm, bất vị ngũ đẩu mễ nhi chiết yêu (chẳng vì năm đấu gạo mà khom lưng đi làm quan). Đào Tiềm trong bài Cảm sĩ bất ngộ phú viết: “Thà cố cùng để giữ chí, chớ khom lưng mà luỵ thân.” (寧固窮以濟意,不委曲而累己 ninh cố cùng dĩ tế ý, bất ủy khúc nhi luỵ kỷ). Mạc Đĩnh Chi trong bài Quá bành trạch phỏng Đào Tiềm cựu cư có câu: “Đấu gạo khá khom lưng? cởi ấn thà bỏ lộc.” (斗米肯折腰, 解印寧辭祿 Đẩu mễ khẳng chiết yêu, Giải ấn ninh từ lộc).
lương thần 良辰
dt. buổi đẹp trời. Nguyễn Tịch đời Tam Quốc trong bài Vịnh hoài có câu: “Hôm nao là buổi đẹp trời, áo khăn ta đọng sương trời chan chan.” (良辰在何許,凝霜霑衣襟 lương thần tại hà hứa, ngưng sương chiêm y khâm). Toan từ gặp tiết lương thần, thiếu một hai mà no chín tuần. (Vãn xuân 195.1).
lạ 邏
tt. trái với quen. Khách lạ đến ngàn hoa chửa rụng, câu mầu ngâm dạ nguyệt càng cao. (Thuật hứng 52.3)‖ Khách hiền nào quản quen cùng lạ, cơm đói nài chi hẩm lẫn khê. (Bảo kính 141.3).
tt. <từ cổ> đẹp, dịch chữ kỳ 奇 trong sơn kỳ thuỷ tú 山奇水秀 (nước non đẹp đẽ). Chữ lạ là một sản phẩm của quá trình dịch đối âm tiết. Bởi chữ kỳ vốn có nghĩa cơ bản nhất là “lạ” (khác lạ), lưu tích còn thấy trong từ kỳ lạ. Người xưa hay quen dùng âm “lạ” này để dịch cho nghĩa “đẹp” của chữ kỳ rồi sau nữa, do dùng nhiều thành quen, chữ “lạ” còn được dùng để dịch cho chữ mỹ, hảo. thơ nôm Nguyễn Trãi phần lớn chữ “lạ” dùng với nghĩa “đẹp” (khi đề cập đến người và cảnh sắc) và “tươi tốt” (khi tả cây cối, x. nghĩa③), chỉ có hai lần dùng với nghĩa “khác lạ”. Cảnh lạ đêm thanh. (Ngôn chí 19.2)‖ (Trần tình 42.2)‖ Non lạ nước thanh. (Thuật hứng 54.3)‖ Thương cảnh vì nhân cảnh hữu tình, huống chi người lạ cảnh hoà thanh. (Tích cảnh thi 207.2), người lạ dịch chữ mỹ nhân 美人. “chữ lạ trong thơ Nguyễn Trãi và thơ ca đương thời rất thường dùng với nghĩa khác ngày nay, chỉ sự tươi đẹp về hình thức. Nó là kỳ chứ không là dị trong hán tự. Còn hữu tình thì bao giờ cũng đa nghĩa. Hà cớ chi nàng điểm bích trong thiền uyển tập anh khi đổ cho nhà sư Huyền Quang gạ gẫm cái chuyện ấy lại viết rất phúng dụ: người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ, mầu thích ca nào thủa hữu tình. Cũng là lạ với hữu tình ấy cả thôi làm cho Nguyễn Trãi thật rối lòng.” [NH Vĩ 2009].
tt. tươi tốt, dẫn thân từ nghĩa② . (Cúc 216.2)‖ (Trúc thi 223.3)‖ Từ bén hơi xuân tốt lại thêm, đầy buồng lạ màu thâu đêm. (Ba tiêu 236.2)‖ (Mộc cận 237.4). x. tốt lạ.
mai 埋
dt. buổi sáng. Mười hai tháng lọn mười hai, hết tấc đông trường, sáng mai. (Trừ tịch 194.2)‖ (Mộc cận 237.3).
dt. trong một mai (ngày sau, mai kia, trỏ thời gian gần trong tương lai). Đương cơ ai kẻ khứng nhường ai, thua được tình cờ có một mai. (Tự thán 92.2).
Nghiêu 堯
dt. <Nho> vua Nghiêu (2337- 2258 tcn). Theo Sử Ký phần Ngũ đế kỷ, ông có tên là phóng huân, là con trai của Đế Cốc, mẹ họ trần phong. Vì Nghiêu thuộc bộ tộc Đào Đường nên ông cũng được gọi là Đường Nghiêu. Ông được coi là mẫu hình đế vương lý tưởng trong quan niệm của nhà Nho xưa. Vua Nghiêu Thuấn dân Nghiêu Thuấn, dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền. (Tự thán 74.7, 105.8)‖ (Tự thuật 116.6). x. Đường Nghiêu, x. Thuấn Nghiêu.
người hữu đạo 𠊚有道
dt. <Nho> người có đạo. Luận Ngữ thiên Học nhi có câu: “Tìm đến người có đạo mà hỏi, có thể gọi là hiếu học rồi vậy.” (就有道而正焉可謂好學也已). Sách cũ, ngày tìm người hữu đạo, đìa thanh, đêm quyến nguyệt vô tâm. (Thuật hứng 70.3).
ngại 礙
◎ Nôm: 礙 / 碍 / 𪿒 đgt. lo, lo lắng. Sách Hoài Nam Tử có câu “vẫn đều được che chở, nên chẳng có gì trở ngại” (洞同覆載,而無所碍 đỗng đồng phú tái, nhi vô sở ngại).
đgt. tt. e, như e ngại, trong đó e gốc Việt, ngại gốc Hán. (Thủ vĩ ngâm 1.6)‖ (Mạn thuật 23.2)‖ Sơn thuỷ nhàn chơi phận khó khăn, cửa quyền hiểm hóc ngại xung xăng. (Mạn thuật 27.2, 28.6)‖ (Thuật hứng 46.2, 52.6, 60.1)‖ (Tự thán 75.4)‖ (Tự thuật 113.2, 121.6)‖ (Bảo kính 140.6, 158.1, 160.1, 161.6, 168.7)‖ (Tích cảnh thi 206.2).
ngọt 兀
◎ Ss đối ứng của nghĩ: ŋɔc, ŋɔt (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 250].
tt. trái với đắng. Miệng người tựa mật, mùi qua ngọt, đạo thánh bằng tơ, mối hãy dài. (Tự thán 91.5).
tt. (bóng) ngon ngọt, xử thế khéo léo dễ chịu. ngọt thì hơn, nhiều kẻ chuộng, quá chua liền ủng có ai màng. (Bảo kính 147.3).
nhiễm 染
◎ Nghĩa gốc là dùng nước (氵) của thực vật (木) nhuộm nhiều lần (九) để vải ăn màu.
đgt. lây, tập nhiễm, âm HHVnhuốm, nhuộm. Bình sinh nhiễm được tật sơ cuồng, con cháu nhiều ngày chịu khó dường. (Thuật hứng 68.1)‖ (Tự thuật 118.3). x. nhuốm.
nhèn 閑
tt. <từ cổ> trại âm của nhàn. Ruộng nhiều quê tổ năm ba thửa, tạc tỉnh canh điền tự tại nhèn (Bảo kính 140.8). x. nhàn, pb hèn.
nài 奈
đgt. <từ cổ> đối phó, xử trí. vô kế nại 無計奈 (không có cách gì để đối phó). Được thua cứ phép làm thằng mặc, cao thấp nài nhau tựa đắn đo. (Bảo kính 152.4).
đgt. HVVD <từ cổ> nề, trại âm của nại. “nại: chịu, nài. Chẳng nài: chẳng kể chi, chẳng nệ, chẳng lấy làm đều. Nhẫn nại.” [Paulus của 1895: 677]. Tính tình nào đoái bề ong bướm, tiết muộn chăng nài khuở tuyết sương. (Cúc 216.6).
đgt. HVVD đòi, “này nỉ, xin hoài” [Paulus của 1895: 677]. Ngẫm hay sự thế nhẹ bằng lông, ăn uống chăng nài bổng Vệ công. (Lão hạc 248.2).
nơi 尼
dt. chốn. Chẳng bượp giang hồ nơi vắng vẻ, cảnh thanh lọ ước cảnh non Bồng. (Thuật hứng 62.7)‖ (Tự thán 79.6, 96.8, 100.8)‖ (Bảo kính 137.8, 138.3, 152.5, 158.6, 163.7, 179.4, 181.1, 187.3)‖ (Ba tiêu 236.4).
dt. <từ cổ> việc, sự. Ân tây là ấy yêu dường chúa, lỗi thác vì nơi luỵ bởi danh. (Bảo kính 158.6).
nịnh 佞
đgt. khéo mồm hay đi bợ người khác. Phiêu bạc cùng nhau còn được cậy, mựa nghe sàm nịnh có lòng tây. (Bảo kính 145.8).
phân 分
dt. phần. Từ ngày gặp hội phong vân, bổ báo chưa hề đặng mỗ phân. (Trần tình 37.2, 38.1)‖ (Bảo kính 165.4, 184.2)‖ (Tích cảnh 211.4)‖ (Trường an hoa 246.2)‖ (Điệp trận 250.2).
quạt chè 橘茶
◎ Phiên khác: quất chè (TVG), quất chè: cái que tre to và bẹt như chiếc đũa cả, dùng để quất vào cái túi nhỏ đựng vỏ chè mai hoặc lá chè tươi, cho chè dập nát trước khi bỏ cả túi vào ấm to mà om (BVN 1994: 83). Quých chè: chim tiêu liêu trong sách Trang Tử chỉ an phận làm tổ trên một cành cây nhỏ, chứ không quan tâm đến cả rừng cây, trỏ việc Hứa Do từ chối nhập thế (Schneider, PL 2012: 138). Thuyết này gán ”chích choè” thành “quých choè”. Hiện chưa thấy đâu ghi nhận âm này.
dt. <từ cổ> bộ dụng cụ để nấu và hãm chè. “quạt chè 橛茶: theum coquere” [Taberd 1838: 409]. Tỏ tường phiến sách con Chu Dịch, bàn bạc lòng nhàn cái quạt chè. (Tự thán 79.4).
răn dỗ 𡂰𠴗
đgt. <từ cổ> răn dè và nhắn nhủ, dỗ 誘: đọc theo âm PHV, lưu tích trong dụ dỗ. Làm người thì chử đạo Trung Dung, khắn khắn răn dỗ thửa lòng. (Tự giới 127.2).
rập khuôn 立囷
đgt. làm theo khuôn có sẵn, thuật ngữ từ ngành đúc đồng. Ở bầu thì dáng ắt nên tròn, xấu tốt đều thì rập khuôn. (Bảo kính 148.2).
song viết 生活
◎ Nôm: 双曰 Theo truyền thống chiết tự, song viết (hai chữ viết 曰, hoặc hai chữ nhật) là chữ xương (昌). xương có nghĩa là “hưng thịnh, xương thịnh, phúc khánh” [ĐV Tuấn 2011]. An Chi (2009/2016: 64-71) cho rằng 双曰là chữ Nôm để ghi âm sống vát, mà sống vát là một âm Hán Việt xưa của hai chữ 生活. x. sống. Trong khi chờ đợi ý kiến độc giả, tạm vẫn để nguyên âm song viết, và tiếp thu giả thuyết về Từ Nguyên của An Chi. Các giả thuyết khác vì quá phồn tạp, hoặc kém thuyết phục hơn tạm không ghi vào đây.
dt. của cải, tư nghiệp, cuộc sống. [NĐ Dương 2003: 1-3 ]. song viết có khi dịch chữ tư nghiệp: cưới gả dượt học no kiếm song [viết] < 婚嫁習學備求資業 (Phật Thuyết 18a) [NQH 2008: 140; An Chi 2005: 390- 396], nhưng nguyên bản bị mờ chữ “viết”, nên chưa xác quyết. Con cháu chớ hiềm song viết ngặt, thi - thư thực ấy báu nghìn đời. (Ngôn chí 10.7)‖ Con cháu mựa hiềm song viết tiện, nghìn đầu cam quít ấy là tôi. (Ngôn chí 13.7)‖ Song viết hằng lề phiến sách cũ, hôm dao đủ bữa bát cơm xoa. (Ngôn chí 18.3)‖ Song viết lại toan nào của tích, bạc mai vàng cúc để cho con. (Thuật hứng 49.7)‖ Buồng văn tấp cửa lọn ngày thu, đèn sách nhàn làm song viết nho. (Thuật hứng 58.2)‖ Song viết có nhiều dân có khó, cửa nhà càng quãng thế càng phiền. (Bảo kính 143.3) Song viết huống còn non nước cũ, mặc dầu thua được có ai tranh. (Bảo kính 156.7), Một an một sách một con lều, song viết bao nhiêu mặc bấy nhiêu. (Bảo kính 164.2).
sàm nịnh 讒佞
đgt. HVVT gièm pha và nịnh nọt. Phiêu bạc cùng nhau còn được cậy, mựa nghe sàm nịnh có lòng tây. (Bảo kính 145.8). gièm nịnh.
tang tử 桑梓
dt. thời xưa, bên chái nhà thường trồng cây tang (dâu) và cây tử (cây thị). Có thuyết nói hai cây này đều do bố mẹ trồng, nên đó là cây phụ mẫu. Sau dùng tang tử để trỏ quê cha đất tổ. Kinh Thi phần Tiểu nhã bài Tiểu biền ghi: 維桑與梓,必恭敬止 duy tang dữ tử, tất cung kính chỉ (cây tang cây tử, là cung là kính). Phong sương đã bén biên thi khách, tang tử còn thương tích cố gia. (Quy Côn Sơn 189.6).
thanh đồng 青童
dt. tiên đồng của Tây Vương Mẫu, chuyên làm sứ giả đi báo tin. Tăng tháo đời Tống trong sách Tập Tiên Truyện phần Đại mao quân ghi: “Năm nguyên thọ thứ hai đời Hán, tháng tám ngày kỷ dậu, Nam Nhạc chân nhân xích quân, tây thành vương quân và các thanh đồng cùng từ Vương Mẫu giáng hạ xuống nhà doanh.” (漢元寿二年,八月己酉, 南岳真人赤君、西城王君及諸青童并從王母降於盈室). Mới trách thanh đồng tin diễn đến, bởi chưng hệ chúa đông quân. (Tích cảnh thi 210.3)‖ (Thái cầu 253.1).
thong thả 從且
tt. từ từ và thư thái. Thong thả dầu ta ngoài thế giới, la ngàn non nước một thằng hề. (Tự thán 109.7).
thêm 添
AHV: thiêm. “thiêm” nghĩa gốc là rót bổ sung nước vào. Ss với đối ứng tʼem (22 thổ ngữ Mường), sʼem (8) [NV Tài 2005: 276].
đgt. làm cho nhiều lên. Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm, những lệ xuân qua tuổi tác thêm. (Tích cảnh thi 205.2).
tt. ở một mức độ cao, nhiều hơn hơn. Trúc Tưởng Hủ nên thêm tiết cứng, Mai Lâm Bô đâm được câu thần. (Tự thán 81.3, 84.4)‖ (Tự thuật 115.2, 122.4)‖ (Tích cảnh thi 200.4)‖ (Tích cảnh thi 201.4)‖ (Ba tiêu 236.1).
thông 通
tt. <từ cổ> đủ hết, đủ cả. Hàn Dũ trong bài Sư Thuyết có câu: “Thích cổ văn, lục nghệ và kinh truyện, đều rèn luyện đủ hết cả những món ấy.” (好古文六藝經傳皆通習之). Nào thông nhiều lạ ← 何足多怪 (Truyền Kỳ Mạn Lục). Ai có của thông phòng thết khách, một ao niễng niễng mấy đòng đòng. (Thuật hứng 56.7)‖ Có của hằng cho lại có thông, tích nhiều con cháu nọ trông. (Bảo kính 130.1). đng no, đủ, nhẻ.
thư 書
◎ Ss các đối ứng tʼɤ, tɯ, sɤ [NV Tài 2005: 278].
dt. thư tịch. Án tuyết mười thu uổng đọc thư, kẻo còn loạt loạt chữ Tương Như. (Mạn thuật 36.1).
dt. thư tín. Tình thư một bức phong còn kín, gió nơi đâu gượng mở xem. (Ba tiêu 236.3). x. thư nhạn.
tiên 煎
đgt. đun sôi, nấu. Khách đến chim mừng hoa xảy rụng, chè tiên nước kín nguyệt đeo về. (Thuật hứng 48.4, 51.3)‖ (Tự thán 71.5, 107.3)‖ hái củi quế tiên trà, khủng khỉnh một bình một bát (Lê Thánh Tông- thập giới cô hồn Quốc Ngữ văn).
tiền mẫu tử 錢母子
dt. tiền mẹ tiền con, tiền lớn tiền bé. Nhà ngặt túi không tiền mẫu tử, tật nhiều thuốc rặt vị quân thần. (Mạn thuật 29.5)‖ chữ thanh nhàn nào phải mua ai, tiền mẫu tử túi dầu xóc xách. Cỏ cây thương vì tính lãn dung, nước non thấu thửa lòng thanh bạch. (Nguyễn Hãng - Tịch cư ninh thể phú).
trai 𱰼
◎ Thế kỷ XVII, Rhodes cho thấy các song thức đều có thuỷ âm kép là: “blai, tốt blai, blai hay là gái” [1994: 39] và tlai, con tlai [1994: 230]. So sánh với các đối ứng klai (Thạch Bi, Mường), plai (Pọng), kèlâ (Brou), Gaston tái lập là *tlai [1967: 54]. Kiểu tái lập: *blai¹/ *tlai¹/ *klai¹> trai/ giai [TT Dương 2013b].
dt. đàn ông con trai. Thế sự trai yêu thiếp mọn, nhân tình cái nhớ chồng xưa. (Bảo kính 179.5).
trúc thi 竹詩
dt. thơ về trúc, tên 3 bài thơ số 220 đến 223, dùng theo cách thủ vĩ liên hoàn.
trọc thanh 濁清
tt. đục trong. Cưu lòng nhụ tử làm thơ dại, ca khúc Thương Lang biết trọc thanh. (Tự thán 96.6). x. Thương Lang. x. trào.
Tạ Phó 謝傅
dt. tức Tạ An 謝安 (320 – 385),tự là An Thạch 安石, hiệu Đông Sơn 東山, người đời Đông Tấn, trải các chức Ngô Hưng Thái thú. Thị trung kiêm Lại bộ Thượng thư kiêm Trung hộ quân, Thượng thư Bộc xạ kiêm Lĩnh Lại bộ Gia hậu tướng quân, Dương Châu thứ sử, kiêm Trung thư giám, kiêm Lục thương thư sự, Đô đốc ngũ châu… Sau khi chết được truy phong làm Thái phó kiêm Lư Lăng Quận công. Đời sau gọi là Tạ Thái Phó, Tạ An Thạch, Tạ Tướng, Tạ Công. Trước khi ra làm quan, thời trẻ, Tạ An từng đi ở ẩn ở Cối Kê và Đông Sơn. Ông kết giao với nhiều danh sĩ đương thời bấy giờ như Chi Đạo Lâm 支道林 , Vương Hy Chi 王羲之, Tôn Xước 孫綽, Lý Sung 李充,…nhiều lần bàn luận thơ văn, sướng đàm lẽ huyền diệu hay ngao du sơn thuỷ. Đây chính là nhóm tác gia hay tụ họp tại Lan Đình. Bài Lan Đình Tự 蘭亭序 nổi tiếng của Vương Hy Chi cũng làm trong giai đoạn xướng hoạ bất tận này. Bói ở lần tìm non Tạ Phó, xin về xưa cổi ấn Ngu Khanh. (Bảo kính 169.3).
tấc 𡬷
dt. gang, đơn vị đo lường. Bui một tấc lòng ưu ái cũ, đêm ngày cuộn cuộn nước triều đông. (Thuật hứng 50.7).
dt. nói tắt của tấc lòng. Nhớ chúa lòng còn đan một tấc, âu thì tóc đã bạc mười phân. (Bảo kính 165.3).
viếng thăm 丙探
đgt. đến chơi. Có khuở viếng thăm bạn cũ, lòng thơ nghìn dặm, nguyệt ba canh. (Bảo kính 169.7). x. thăm.
xa hoa 奢華
tt. giàu sang mà phung phí. (Bảo kính 174.5)‖ Xa hoa lơ lửng nhiều hay hết, hà tiện đâu đang ít hãy còn. (Huấn Nam Tử 192.3).
xe 車
AHV: xa.
dt. phương tiện giao thông. Ngựa ngựa xe xe la ỷ tốt, dập dìu là ấy chiêm bao. (Thuật hứng 52.7)‖ (Tự thán 73.2). x. đẩy xe.
dt. con xe. Làm người mựa cậy khi quyền thế, có khuở bàn cờ tốt đuổi xe. (Trần tình 44.8).
xem 瞻
◎ Nôm: 𫀅 / 䀡 AHV: chiêm. Có các đồng nguyên tự là 佔, 覘 (siêm). Âm HTC là ţʰam? *threm, xem [sem] Việt < *tśʰj- hoặc ţʰj- [Schuessler 2007: 604]. *tjam [Baxter 1992: 539]. Ss đối ứng k’ɔk (2 thổ ngữ Mường), kɔj (7), ŋɔ (17) [NV Tài 2005: 290]. Như vậy, xem - ngóng (顒) - coi (觀) là từ gốc Hán, ngó - ngắm - nhìn từ gốc Việt-Mường.
đgt. nhìn. Kinh Thi phần Bội phong bài Hùng trĩ có câu: “Xem nhật nguyệt kia, lòng ta dặc dặc.” (瞻彼日月, 悠悠我思 chiêm bỉ nhật nguyệt, du du ngã tư). Chà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng, phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. (Ngôn chí 3.3, 11.4)‖ (Trần tình 38.5)‖ (Tự thán 95.5, 105.5)‖ (Bảo kính 155.1)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.2)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.2)‖ (Trư 252.7). x. ngắm xem.
đgt. đọc. Tham nhàn lánh đến giang san, ngày vắng xem chơi sách một an. (Ngôn chí 17.2, 20.3)‖ (Tự thán 103.6)‖ (Ba tiêu 236.4).
đgt. cho rằng. Liều cửa nhà xem bằng quán khách, đam công danh đổi lấy cần câu. (Mạn thuật 30.3)‖ (Thuật hứng 48.6)‖ (Bảo kính 162.5, 186.5).
đgt. xem xét, cân nhắc. Cơn cớ nguyền cho biết sự do, xem mà quyết đoán lấy cương nhu. (Bảo kính 152.2).
đgt. chiêm nghiệm. Để truyền bia miệng kiếp nào mòn, cao thấp cùng xem sự trật còn. (Bảo kính 182.2).
đgt. coi, xem (lịch). Chẳng thấy lịch quan tua sá hỏi, ướm xem dần nguyệt tiểu hay đài? (Trừ tịch 194.8).
xình xoàng 情控
AHV: tình khống. Phiên khác: tình suông (TVG, BVN, MQL, VVK). Chữ 控 “khống”, có khả năng viết nhầm từ chữ “腔” (xoang). Xét, cách phiên trên là dựa theo AHV. Phiên “xênh xang” như Schneider là có cơ sở về âm khi coi đây là một từ láy. Xét, chữ “xênh xang” không thấy xuất hiện trong văn cổ, thêm nữa lại không hợp với chữ “quản” (mặc kệ). Chữ Nôm trên có thể phiên là “xênh xang” hoặc “xinh xang” nhưng âm này lại chỉ có nghĩa là “nở nang, tươi tốt, khoe khoang” [Paulus của 1895 t2: 579, 583], không hợp với văn cảnh. ĐDA phiên là “xềnh xoàng”, có lẽ ông cho đó là âm cổ của “xình xoàng”, “xuềnh xoàng” hiện nay, với nghĩa “dễ dãi, sơ sài, coi thế nào cũng xong”. pbb xênh xang.
tt. <từ cổ> chếnh choáng. “xình xoàng: say, vừa say, có chén” [Paulus của 1895: 1193]. Túi thơ bầu rượu quản xình xoàng, quảy dụng đầm hâm mấy dặm đàng. (Ngôn chí 9.1).
yêm 厭
AHV: yếm. Đọc âm HHV để hợp bằng trắc.
đgt. <từ cổ> chán, ngán. Khó khăn là của thế gian yêm, huống mỗ già dại dột thêm. (Tự thuật 115.1, 120.3).
đuôi 𡓋
◎ Ss đối ứng duəj² (Mường), tuəi² (Rục), tooy (Thà Vựng) [VĐ Nghiệu 2011: 57].
đgt. phần phía sau cùng, nhỏ và dài của vật. Năm thức phơi phơi đuôi phượng mở, tám lòng ỉm ỉm chữ nhàn phong. (Thái cầu 253.3).
đáo để 到底
đáo để trong tiếng Hán nghĩa là cuối cùng, rốt cuộc.
p. HVVD <từ cổ> “cùng tột, hết cách” như “lo đáo để: lo hết thế. kiếm đáo để: kiếm khắp nơi.” [Paulus của 1895: 275]. Chàu mấy kiếp, tham lam bấy, sống bao lâu, đáo để màng. (Thuật hứng 55.4)‖ (Tự thuật 117.8)‖ Thương chàng đáo để xót xa. (phương hoa, c. 318).
đêm 店
◎ Ss đối ứng dem, tem (25 thổ ngữ Mường), tʼoc, soc, tot (14 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 213].
dt. trái với ngày. Chà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng, phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu (Ngôn chí 3.3, 4.7, 11.3, 18.5, 19.2, 20.4, 22.5)‖ (Thuật hứng 70.4)‖ Đêm trống ba. (Tự thán 94.6)‖ Nửa đêm. (Tự thuật 115.6)‖ (Bảo kính 153.4, 160.3)‖ (Vãn xuân 195.7)‖ (Tích cảnh thi 199.2, 204.4, 205.1)‖ (Lão mai 215.5)‖ (Ba tiêu 236.2)‖ (mạt lị 242.2)‖ (Liên hoa 243.3).
đưa 迻
◎ Ss đối ứng tɯa, dɯa (6 thổ ngữ Mường), muəŋ (1 8 thổ ngữ), tlaw (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 218]. Như vậy, đưa - mang - trao đều là các từ gốc Việt-Mường.
đgt. thổi, bay. Mưa thu rưới ba đường cúc, gió xuân đưa một rãnh lan. (Ngôn chí 17.6)‖ (Thuật hứng 51.5)‖ (Tích cảnh thi 206.1)‖ Sầm đưa hương. (Mai thi 226.2)‖ Đêm nguyệt đưa xuân. (mạt lị 242.2)‖ Đưa hương. (Liên hoa 243.3).
đgt. vẳng (tiếng, âm thanh). Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch, kề nước cầm đưa tiếng cửu cao. (Mạn thuật 35.4)‖ (Tự thán 95.4).
đgt. trôi qua. Thoi nhật nguyệt đưa qua mỗ phút, áng phồn hoa họp mấy trăm đời. (Tự thán 85.3).
đgt. dẫn đường đi. Lừa tìm ngàn Bá nhờ mai bảo, thuyền nổi dòng thu có nguyệt đưa. (Tự thán 90.4).
đgt. mang đến. Ngày ngày đã có tiên làm bạn, đưa thuốc tiên lai chẳng phải xin. (Thiên tuế thụ 235.4).
đại địa 大地
dt. <từ cổ> mặt đất. Đại địa dày, Nam Nhạc khoẻ, Cửu tiêu vắng, Bắc Thần cao. (Thuật hứng 66.3).
ẩn dật 隱逸
đgt. <Nho> ẩn: náu, dật: trốn. Dưới công danh nhiều thác cả, trong ẩn dật có cơ mầu. (Bảo kính 159.6)‖ (Cúc 216.3).
bay 飛
◎ Nôm: 拜 / 𱝨 / 𱝧 / 𫹊 AHV: phi. Âm HTC *pəi [Schuessler 1988: 233]. Âm PVM: *pər. Ss đối ứng bạl² (Mường), pɤl² (Rục) [VĐ Nghiệu 2011: 63], păl, băl, păn, băn (24 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 175].
đgt. di chuyển trong không trung, bay là âm THV của phi 飛. (Mạn thuật 26.2)‖ (Tự thán 73.7). Lẽ có chim bay cùng cá dảy, Mới hay kìa nước nọ hư không. (Thủy thiên nhất sắc 213.7)‖ (Thái cầu 253.6).
đgt. (mùi, hương) phát tán trong không trung. (Bảo kính 172.1)‖ Đêm có mây, nào quyến nguyệt, Ngày tuy gió, chẳng bay hương. (Lão mai 215.6).
đgt. (bóng) thổi đi mất. Thiếu niên trường ốc, tiếng hư bay, Phải lụy vì danh, đã hổ thay (Tự thán 75.1).
kín 謹 / 建
◎ 謹 (cẩn), 建 (kiến).
đgt. gánh nước, ghính nước, “kín nước: haurire aquam è puteo, fonte” [Taberd 1838: 242], “kin nuoc: haurire aquam” [Morrone 1838: 269]. Khách đến chim mừng hoa xảy rụng, chè tiên nước kín nguyệt đeo về. (Thuật hứng 48.4, 51.3)‖ (Tự thán 71.5). ghín, ghính, gánh.
đgt. <từ cổ> (bóng) chở, mang. Đông phong ắt có tình hay nữa, kín tịn mùi hương dễ động người. (Đào hoa thi 227.4)‖ Ngưu hoàng long não miễn thần sa, mặt kín phương màu tích để nhà. (Lê Thánh Tông - Thập giới cô hồn).
lầm 淋
dt. <từ cổ> bùn, trong bụi lầm, trỏ bụi bặm nói chung. lầm = bùn (tư liệu điền dã tại Phù Đổng, Gia Lâm) [CK Lược 1980: 180], lầm than < 塗炭. Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm, Giơ tay áo đến tùng lâm. (Ngôn chí 5.1).
khôn 困
◎ Nôm: 坤 AHV: khốn, âm phiên thiết: “khổ côn thiết, âm khôn” (苦昆切,音坤). [Khang Hy tự điển: 217] Trong Hán văn, “khôn” / “khốn” trỏ việc “khốn khó”, “nghèo khốn”, “nguy khốn”, “nguy nan”. Vào tiếng Việt, ngữ tố này đã được hư hoá.
tt. HVVD. <từ cổ> khó, “khôn cùng: khó cùng, không cùng, không hết. Không kể: khó kể, không kể được. Khôn xiết: khó xiết, không hết, không kể cho cùng. Khôn ví: không lẽ sánh, khó sánh” [Paulus Của 1895: 499]. Kỳ, ký, nô, thai đà có đấy, Kẻ dìn cho biết lại khôn thay. (Tự thuật 112.8).
đgt. <từ cổ> khó có thể. (Thủ vĩ ngâm 1.5)‖ (Ngôn chí 6.6)‖ Cuốc cằn ước xáo vườn chư tử, Thuyền mọn khôn đua bể lục kinh. (Ngôn chí 7.4)‖ (Mạn thuật 36.6)‖ (Trần tình 37.3)‖ (Thuật hứng 49.6, 65.5 68.4)‖ (Tự thán 87.4)‖ (Tự thuật 113.4, 118.2)‖ (Bảo kính 137.3, 142.5, 150.4, 156.6, 180.6)‖ (Quy Côn Sơn 189.3)‖ (Tích cảnh thi 199.1, 201.2)‖ (Thủy thiên nhất sắc 213.5)
p. <từ cổ> không [Paulus Của 1895: 499]. Chớ cậy sang mà ép nè, Lời chăng phải vuỗn khôn nghe. (Trần tình 44.2).