Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry chận
chận 瞋
◎ Nôm: 陣 AHV: trận. Xét, đối ứng gi- (HHV) ~ s- (AHV), như: giường ~ sàng 床 , giò (gà-) ~ sồ 雛 (con so, con non). Ss đối ứng gện [Rhodes 1651], chjấn (Lâm La), chẩn (bái đính), chân (tân ly), chơn (Hạ Sữu, uy lô, Thái Thịnh) [Gaston 1967: 142]; quá trình ch- > gi- diễn ra sau thời điểm soạn An Nam dịch ngữ [NN San 2003: 205]. Chuỗi đồng nguyên: sân giận trong tiếng Việt, vốn xuất phát từ 瞋. Xét, chữ “瞋” nghĩa gốc là “trừng mắt” (張目也) [Thuyết Văn] sau cho nghĩa “giận dữ” (Quảng Vận). Xét, ở thế kỷ XVII, ngữ tố này có thuỷ âm c- (như Rhodes và các thổ ngữ Mường). ở thế kỷ XV, có thể là một thuỷ âm kép. Kiểu tái lập: *kcan⁶. Quá trình du nhập từ tiếng Hán sang tiếng Việt như sau: sân > *kcan > chận > giận. Trong đó, *kcan là âm HHV ở thế kỷ XV, giận là âm HHV ở thế kỷ XVIII đến nay. Ngoài ra, các đối ứng có c- ở tiếng Mường đều là các âm Hán Mường. Chữ “giận hờn” dịch từ chữ “sân hận”.
đgt. tức. Chận làm chi, tổn khí hoà, nào từng hữu ích, nhọc mình ta. (Giới nộ 191.1)‖ (Miêu 251.8).