Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry cổi
cổi 解
◎ Nôm: 檜 Đọc theo âm HHV [PJ Duong 2013: 158]. AHV: giải. “Cổi: lột ra. Cổi áo ra. Cổi dêi ra” [Rhodes 1651 tb1994: 65]. Sau này đọc thành cởi. Chữ “giải” trong tiếng Hán trỏ việc dùng dao (刀) bổ đôi sừng trâu (牛角), sau mới cho nghĩa phái sinh là “cởi bỏ” (untie). Ss đối ứng kot (7 thổ ngữ Mường), kɤj (6 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 201].
đgt. <từ cổ> tháo nút buộc, đọc theo âm THV. Nghìn dặm xem mây nhớ quê, chẳng chờ cổi ấn gượng xin về. (Bảo kính 155.2)‖ Xin về xưa cổi ấn Ngu Khanh. (Bảo kính 169.4)‖ dịch chữ giải ấn từ quan.
đgt. <từ cổ> dịch chữ giải sầu 解愁, giải phiền 解煩, giải ưu 解憂. Cuộc lần cờ thấp tan ngày diễn, bếp thắng chè thô cổi khuở âu. (Bảo kính 154.6), dịch câu kỳ cục tiêu trường hạ 棋局消長夏 (cuộc cờ tiêu ngày hè dài) của Tô Thức‖ Nào của cổi buồn trong khuở ấy, có thơ đầy túi, rượu đầy bình. (Tự thán 86.7).‖ Cổi lòng xuân làm sứ thông. (Thái cầu 253.2).
đgt. <từ cổ> cởi bỏ, dịch chữ giải tục 解俗. Cổi tục, chè thường pha nước tuyết, tìm thanh, khăn tịn nhặt chà mai. (Ngôn chí 2.3)‖ Cổi phàm tục. (Bảo kính 187.5). cởi. x. giải.