Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ or Hán-Nôm:

Entry đồi
đồi 堆
◎ Nôm: 頽 AHV: đôi. Ss đối ứng tol, dol (15 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 216]. Đây là từ hán Việt-Mường. Ss đối ứng đoi trong tiếng thái như đoi inthanon, đoi suthep, đoi khuntan, đoi chiêng dao, đoi tung, thành ngữ chao khao chao đoi (người núi người đồi) [An Chi 2006 t5: 320- 321].
dt. HVVD đống, trong đồi núi. nguyên nghĩa trong tiếng Hán là một động từ với nghĩa “bồi, đắp” hoặc là cái đụn cát được bồi đắp ở giữa sông hoặc ven sông, “堆沙堆” (quách phác) [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 454], nghĩa này còn đối ứng trong tiếng Việt là doi (doi gốc Hán, cồn gốc Việt), rồi chuyển thành lượng từ, như câu: “dồn nên nghìn đống đất” (卷起千堆雪) [Tô Thức - niệm nô kiều]. Tiếng Việt xưa nay không phân biệt đồi, núi, đống, gò. Ví dụ: đống đa (núi đất có nhiều cây đa) còn được gọi là loa sơn, nay gọi là gò đống đa. Xét, đồi (堆) - (丘) - đụn (墩) - sơn (山) là gốc Hán; núi - đống - ngàn - non là gốc Việt. Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh, cuốc chơi xuân khắp mọi đồi. (Ngôn chí 13.6).